TẬP VẬT LÝ TRỊ LIỆU CHO NGƯỜI BỊ TAI BIẾN

TẬP VẬT LÝ TRỊ LIỆU CHO NGƯỜI BỊ TAI BIẾN
Ngày đăng: 05/01/2023 10:23 PM

    Để những bệnh nhân tai biến có thể hòa nhập lại với cuộc sống hằng ngày thì chúng ta cần tạo cho họ những động lực cũng như các bài tập trị liệu để họ nhanh chóng bình phục. Cùng Tân Phú Therapy tìm hiểu ngay sau đây nhé 

    1. Tập chuyển trọng lượng lần lượt sang hai chân
    Bệnh nhân đứng tựa hông bên lành cạnh mép bàn, hoặc vịn nhẹ tay lành lên mặt bàn, hai bàn chân ngang bằng nhau, cách nhau 15-20cm. Người tập hướng dẫn bệnh nhân đưa hông ra trước, gấp chân liệt lại, chuyển trọng lượng cơ thể sang bên chân lành, giữ như vậy vài giây.
    Sau đó từ từ duỗi chân liệt ra. Rồi gấp chân lành lại, chuyển trọng lượng cơ thể sang chân bên liệt. Giữ như vậy vài giây rồi làm lại như lúc bắt đầu.

    Có thể hướng dẫn bệnh nhân tập bằng cách đứng tựa nhẹ mông vào mép bàn, hai bàn chân ngang nhau, cách nhau 15-20 cm, trọng lượng cơ thể dồn đều lên hai chân. Sau đó bệnh nhân lần lượt chuyển trọng lượng sang chân bên lành, giữ như vậy vài giây rồi lại chuyển sang chân bên liệt luân phiên như vậy.

                   Tập chuyển trọng lượng sang hai bên chân

    2. Tập gấp, duỗi khớp háng và khớp gối bên liệt

    Người tập hướng dẫn bệnh nhân đứng vịn nhẹ tay vào một vật nào đó bên cạnh, hai bàn chân cách nhau khoảng 15-20 cm, chân lành ở trước chân liệt ở sau. Sau đó, bệnh nhân chuyển trọng lượng ra trước, dồn trọng lượng lên chân bên lành.
    Khi toàn bộ trọng lượng cơ thể đã dồn lên chân lành ở phía trước, người tập yêu cầu bệnh nhân tập gấp và duỗi khớp háng và khớp gối bên chân liệt. Lưu ý khi gấp khớp háng và khớp gối chỉ nâng gót chân bên liệt (không nhấc cả bàn chân) lên khỏi sàn nhà.
    Hoặc người tập hướng dẫn bệnh nhân đứng vịn nhẹ tay vào một vật nào đó bên cạnh, hai bàn chân ngang nhau cách nhau khoảng 15-20 cm ,sau đó dồn trọng lượng lên chân bên lành rồi tập gấp, duỗi khớp gối và khớp háng bên liệt.
    3. Tập đứng, dồn trọng lượng lần lượt lên hai chân
    Người tập hướng dẫn bệnh nhân đứng thẳng, cân xứng hai bên, hai tay thả lỏng dọc theo thân, hai bàn chân cách nhau 15 - 20 cm, trọng lượng cơ thể dồn đều lên hai chân. Sau đó, yêu cầu bệnh nhân lần lượt lấy chân trái làm trụ, dạng chân bên phải ra, nhấc bàn chân lên khỏi sàn nhà để toàn bộ trọng lượng cơ thể dồn lên chân bên trái. Người tập luôn đứng về phía bên liệt của bệnh nhân để hỗ trợ khi cần thiết và đề phòng bệnh nhân ngã về phía bên liệt.

    Tiếp đến lấy chân phải làm trụ, dạng chân bên trái ra, nhấc bàn chân trái lên khỏi sàn nhà để toàn bộ trọng lượng cơ thể dồn lên chân bên phải. Để đảm bảo an toàn nên cho bệnh nhân đứng bên cạnh một vật gì đó (bàn, tường, thanh song song...) để bệnh nhân có thể vịn đỡ khi cần thiết.

                                            Tập đứng cho người bị tai biến

    4. Tập đứng thăng bằng
    Bệnh nhân đứng thẳng, cân xứng hai bên, trọng lượng cơ thể dồn đều lên hai chân (thăng bằng tĩnh), nếu cần trợ giúp người tập đứng về phía bên liệt. Hướng dẫn bệnh nhân tập quay đầu nhìn ra sau qua vai bên liệt và vai bên lành; đứng và vận động thân mình: cúi, ngửa, nghiêng, xoay; đứng và vận động tay: đưa tay lên trên, xuống dưới, sang phải, sang trái (thăng bằng động).
    5. Tập dồn trọng lượng lên chân liệt

    Bệnh nhân đứng thẳng, trọng lượng cơ thể dồn đều lên hai chân. Người tập đứng về phía bên liệt của bệnh nhân, giúp bệnh nhân duỗi thẳng tay sang ngang, khớp vai vuông góc. Yêu cầu bệnh nhân chuyển và dồn trọng lượng sang bên chân liệt, bước chân lành lên một vật gì đó bên cạnh, cao 15-20cm.
    Có thể hướng dẫn bệnh nhân tự tập bằng cách đứng trong thanh song song, hai tay vị nhẹ lên hai bên, trọng lượng cơ thể dồn đều trên hai chân. Yêu cầu bệnh nhân chuyển và dồn trọng lượng sang bên chân liệt, bước chân lành lên một vật gì đó phía trước cao 15-20 cm.
    Khi khả năng thăng bằng và vận động của bệnh nhân đã tốt hơn, có thể hướng dẫn bệnh nhân tự tập bằng cách đứng thẳng, sau đó chuyển trọng lượng sang bên chân liệt, bước chân lành lên một vật gì đó cao 20- 30cm ở phía trước mặt để dồn trọng lượng  cơ thể lên chân bên liệt.
    Cũng có thể hướng dẫn bệnh nhân đứng, bước và đặt bàn chân liệt lên một bục tập (hoặc vật gì đó cố định vững chắc) cao 15-20 cm  ở phía trước.  Sau đó nhấc chân lành lên rồi đặt xuống như cũ, hoặc đặt bàn chân lành lên bục tập cùng với chân liệt, hoặc bước chân lành qua bục tập sang phía bên kia.

    Tập vật lý trị liệu cho người bị tai biến là một trong những việc cần thiết nhất để giúp bệnh nhân có thể nhanh chóng hòa nhập lại với cuộc sống của cộng đồng. Bạn nên chọn những trung tâm vật lý trị liệu uy tín để có được sự hướng dẫn của các chuyên gia giàu kinh nghiệm và giúp bệnh nhân nhanh chóng phục hồi.

    Phòng Khám Tân Phú Therapy

    Địa Chỉ:

    Cơ sở 1 : 642 Lũy Bán Bích, P Tân Thành, Q Tân Phú, TP.HCM  (ĐT :028 62712 642) 

    Cơ sở 2 : 122 Vành Đai Trong, P.Trị Đông B, Q. Bình Tân, Tp.HCM (ĐT: 028 62715 122)

    Cơ sở 3 : 127A Trần Thái Tông, Phường 15, Q. Tân Bình, Tp.HCM ( ĐT: 028 22422 030)

    Đặt lịch hẹn hoặc phản ánh dịch vụ:0973102414 - 0878642642 

    Fanpage:

    Phòng khám Tân Phú Therapy

    Vật Lý Trị Liệu Bình Tân (Tân Phú Therapy Cs2)

    Vật Lý Trị Liệu- Phục Hồi Chức Năng (CS3)

    Email: Phongkhamtanphutherapy@gmail.com

    Website: https://tanphutherapy.com

     

     

     

    Chia sẻ:
    Bài viết khác:
    Tri Ân
    Zalo
    Hotline