Tình trạng trẹo cổ không chỉ khiến cho người bệnh cảm thấy khó chịu, mệt mỏi, mà còn là dấu hiệu của nhiều các bệnh lí xương khớp nguy hiểm. Do đó tuyệt đối đừng chủ quan với tình trạng trẹo cổ.
Trẹo cổ là bệnh rối loạn vận động với sự co thắt cơ trơn. Sự co thắt dẫn đến chuyển động bất thường của cơ cổ và khiến cho đầu bị nghiêng sang một bên.
Tình trạng trẹo cổ có thể xuất phát từ việc nằm sai tư thể sau khi ngủ dậy, bị chấn thương nhưng nguy hiểm nhất là kể đến việc mắc các bệnh lí xương khớp nguy hiểm sau đây.
Thoái hóa đốt sống cổ: Các khớp và sụn cổ bị thoái hóa khiến cho các bộ phận này hoạt động không linh hoạt, đồng thời lượng máu lưu thông đến khu vực này bị suy giảm khiến gây ra các cơn đau nhức xuất hiện ngày càng nhiều ở cùng cổ và dẫn đến tình trạng trẹo cổ.
Gai đốt sống cổ: Các gai nhỏ mọc ra ở hai bên đốt sống cổ tác động vào xương khớp và những bộ phận xung quanh gây dẫn đến tình trạng bị trẹo cổ sau khi ngủ dậy.
Thoát vị đĩa đệm cổ:Trước kia, các bệnh lý liên quan đến xương khớp thường xảy ra ở tuổi trung niên, tuy nhiên ngày nay bệnh đã dần trẻ hóa do chế độ ăn uống và sinh hoạt không đầy đủ. Dưới đây là các bệnh xương khớp phổ biến nhất hiện nay. Các tổn thương ở vùng đĩa đệm cổ làm cho nhân nhầy chảy ra bên ngoài và chèn ép lên dây thần kinh khiến cho cổ và vai gáy bị đau nhức. Đồng thời, trong quá trình ngủ, lực tác động lên vùng cổ sẽ lớn hơn làm tăng mức độ nghiêm trọng của các cơn đau và dẫn đến trẹo cổ.
Trẹo cổ do các bệnh lí xương khớp gây ra và kéo dài, không được điều trị chậm trễ có thể dẫn đến rất nhiều các biến chứng khôn lường sau đây.
Teo cơ, biến dạng chi ( tay ) khi các dây thần kinh ở cổ bị chèn ép quá mức
Chèn ép dây thần kinh, mạch máu ở vùng bả vai, gây ra hiện tượng đau bả vai, đau lan tỏa xuống bàn tay, mất linh hoạt các ngón tay
Các dây thần kinh vùng tủy cổ bị chèn ép dẫn đến mất vận động một phần cơ thể hoặc toàn bộ cơ thể, người bệnh phải nằm một chỗ và phụ thuộc vào sự chăm sóc của người khác.
Các mạch máu ở vùng cổ vai gáy bị viêm tắc dẫn tới thiếu máu lên não, gây đau đầu, chóng mặt, nhìn kém, ù tai, đi lại không vững, suy giảm trí nhớ. Tình trạng này kéo dài sẽ làm tăng nguy cơ nhồi máu não, đột quỵ.
PHƯƠNG PHÁP ĐIỀU TRỊ HIỆU QUẢ TÌNH TRẠNG TRẸO CỔ
Khi phát hiện cơ thể có những dấu hiệu bất thường, người bệnh cần đến ngay các cơ sở chuyên khoa để các bác sĩ chẩn đoán và có hướng điều trị kịp thời. Bác sĩ sẽ chẩn đoán dựa trên tiền sử bệnh, kết quả khám tổng quát và kiểm tra vận động cổ của bạn. Ngoài ra, chụp X-quang và siêu âm cũng có thể được thực hiện để các bác sĩ xác định chính xác cơ xương của bạn có vấn đề bất thường hay không.
Tùy vào nguyên nhân và mức độ trẹo cổ của từng người mà các bác sĩ sẽ có hướng tư vấn điều trị cho phù hợp.
Điều trị nội khoa: Áp dụng các loại thuốc có tính chất giảm đau, kháng viêm, làm giãn cơ, tăng cường tuần hoàn máu, bổ sung dưỡng chất cho xương khớp, ngăn chặn quá trình thoái hóa,… để ngăn ngừa tình trạng trẹo cổ ngày tràng trở nên nặng hơn.
Dao châm He-ne: Chuyên gia y tế sẽ dùng dao châm tác động vào các huyệt vị vùng đau xung quanh cột sống cổ, giúp loại bỏ nhanh các triệu chứng đau nhức, bào mòn các gai xương, giải phóng chèn ép thần kinh, kích thích xương khớp phục hồi.
Các phương pháp vật lý trị liệu: Xoa bóp, châm cứu bấm huyệt, nắn chỉnh khớp vai, kéo giãn cột sống cổ, châm cứu, chiếu đèn hồng quang, chườm nóng lạnh,… Giúp làm giãn các mạch máu ở vùng cổ giúp khí huyết lưu thông tốt hơn nhờ đó giảm đau nhanh chóng.
Nếu có các triệu chứng trẹo cổ sau đây thì người bệnh nên tiến hành thăm khám càng sớm càng tốt, giúp quá trình hồi phục diễn ra sớm.
++ Cổ nghiêng hẳn sang một bên (trái hoặc phải), các cơ vai gáy căng lên rõ rệt.
++ Co giật mất kiểm soát ở vùng cơ cổ.
++ Việc nuốt thức ăn gặp nhiều khó khăn đi kèm với các cơn đau dọc cánh tay.
++ Không thể vận động hay xoay cổ về phía đối diện.
++ Cơ cổ bị co cứng dẫn đến tính trạng đau cổ và đau đầu.