ĐAU DÂY THẦN KINH TỌA LÀ GÌ?

ĐAU DÂY THẦN KINH TỌA LÀ GÌ?
Ngày đăng: 09/06/2021 10:27 PM

    Hiện nay rất nhiều người đang đối mặt với bệnh đau dây thần kinh tọa, đặc biệt đối với những người bước vào tuổi trung niên hoặc cao tuổi. Không chỉ “mất ăn, mất ngủ” do đau nhức, bệnh nhân còn phải đối mặt với các biến chứng làm tê liệt, hạn chế vận động do bệnh gây ra. Để hiểu hơn về căn bệnh này, bạn có thể tìm hiểu thông tin cụ thể qua bài viết dưới đây

    Đau thần kinh tọa do các dây thần kinh đoạn cuối tủy sống bị chèn ép gây ra. Các cơn đau xảy ra dọc theo dây thần kinh tọa, chạy từ thắt lưng của bạn lan sang hông và xuống mông, chân, mắt cá ngoài và tận ở các ngón chân. Hầu hết các trường hợp thường chỉ xảy ra một bên của cơ thể. Cơn đau có thể kèm theo các triệu chứng khác như yếu, tê chân và nếu chèn ép nặng hơn có thể dẫn đến liệt hoặc đi tiêu, đi tiểu không tự chủ.

    Theo các số liệu thống kê 80% số người bị đau nhức từ mông xuống bắp chân là do bệnh đau dây thần kinh tọa gây ra. Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng này, chủ yếu là biến chứng từ các bệnh lý xương khớp khác gây ra bệnh như: Thoát vị đĩa đệm, hẹp ống sống, thoái hóa cột sống, chấn thương cột sống thắt lưng.

    Cơ chế gây tổn thương tại dây thần kinh tọa là đĩa đệm cột sống lồi ra và đè trực tiếp lên dây thần kinh tọa. Đĩa đệm cấu tạo từ một chất giống như sụn bao bọc bởi một lớp cứng có sợi ở bên ngoài. Đĩa đệm có nhiệm vụ giảm sốc cho cột sống nhưng trong một số trường hợp có thể thoát vị và đè lên dây thần kinh, khiến cơ thể cảm thấy đau nhức.

    Triệu chứng để phân biệt đau thần kinh tọa:

    - Đau thắt lưng, lan dọc xuống chân theo đường đi của dây thần kinh tọa.

    - Cơn đau có thể xuất hiện đột ngột hoặc đau âm ỉ, tăng lên khi người bệnh vận động quá sức, thay đổi tư thế, ho, hắt hơi.

    - Ngoài triệu chứng đau, người bệnh có thể kèm theo cảm giác tê nóng, đau rát bỏng hoặc kiến bò ở các khu vực bị đau.

    Đau thần kinh tọa cũng chia ra mức độ nặng nhẹ, bệnh nhân nếu tiến hành điều trị sớm sẽ tránh được rất nhiều biến chứng nguy hiểm. Tuy nhiên đa phần các trường hợp đều rất chủ quan, xem nhẹ vì trường hợp nhẹ có thể thuyên giảm nếu nghỉ ngơi đúng cách. Do đó các chuyên gia khuyên rằng khi có dấu hiệu đau thần kinh tọa nên nhanh chóng đến các cơ sở y tế uy tín để được kiểm tra và điều trị kịp thời.

    1. Vật lý trị liệu-Y học cổ truyền tại TÂN PHÚ THERAPY
    1. VẬT LÝ TRỊ LIỆU :
    1. Y HỌC CỔ TRUYỀN :
    Chia sẻ:
    Bài viết khác:
    Tri Ân
    Zalo
    Hotline