I. Phòng và hỗ trợ điều trị bệnh xương khớp:
1. Chế độ dinh dưỡng
Dinh dưỡng là yếu tố góp phần quan trọng trong việc phòng ngừa, làm chậm và điều trị bệnh xương khớp. Vì thế cần tuân thủ những nguyên tắc sau:
- Xây dựng chế độ ăn khoa học để giữ cân nặng hợp lý cho cơ thể.
- Ăn nhiều rau quả.
- Ăn đủ chất đạm và tinh bột để đảm bảo cơ thể không thiếu dinh dưỡng.
- Ăn vừa đủ chất béo: ưu tiên các loại dầu thực vật, các thực phẩm chứa nhiều axit béo omega-3, giảm chất béo trong trường hợp thừa cân, béo phì.
- Tránh ăn quá mặn hay quá ngọt, đặc biệt, tránh dùng bia rượu và các chất kích thích thần kinh vì các chất này thường gây co cứng cơ, giảm tác dụng của thuốc điều trị bệnh xương khớp.
2. Chế độ sinh hoạt, vận động
- Chế độ sinh hoạt điều độ: cân bằng công việc và nghỉ ngơi phù hợp với sức khỏe. Chú ý thư giãn sau khoảng 15-20 phút làm việc để không gây áp lực quá lớn lên xương khớp. Cần tránh các tư thế không phù hợp hay các động tác quá mạnh và đột ngột.
- Kiểm soát cơn đau: tránh vận động quá sức, ngưng làm việc ngay khi cảm thấy mệt hoặc đau, sau đó bắt đầu lại với tốc độ chậm hơn.
- Vận động khớp đúng cách: dùng các cơ và khớp lớn nhất, khỏe nhất để làm việc, phân bổ sức nặng lên xương khớp một cách hợp lý. Tránh giữ một tư thế quá lâu, thay đổi tư thế sau mỗi 20 phút để tránh cho cơ và khớp xương bị chèn ép.
- Tập luyện thường xuyên: nên có chế độ tập luyện điều độ. Nếu hoạt động quá ít khiến xương khớp có xu hướng bị đơ cứng và kém hấp thụ dinh dưỡng; tuy nhiên, hoạt động quá nhiều lại làm xương khớp quá tải gây đau nhức và sớm thoái hóa.
3. Sản phẩm hỗ trợ và thuốc
Để có hệ xương khớp khỏe mạnh cần có ý thức chăm sóc và bảo vệ từ sớm với các phương pháp dự phòng khoa học.
Khi có những bất thường của xương khớp, cần đi khám để được tư vấn, chẩn đoán và điều trị kịp thời.
Điều trị bệnh xương khớp phải kiên trì theo chỉ định của bác sĩ. Trong đó, điều trị tấn công thường trong giai đoạn đầu nhằm cắt nhanh các triệu chứng như đau, viêm, sưng. Điều trị duy trì nhằm ổn định bệnh, giúp bệnh thuyên giảm hoặc không tiến triển. Còn điều trị củng cố nhằm phục hồi chức năng của các cơ quan xương khớp bị tổn thương.
Việc lạm dụng thuốc giảm đau luôn tiềm ẩn nhiều hiểm họa, đặc biệt là tăng nguy cơ mắc bệnh tim mạch, tăng huyết áp, phù nề, viêm loét dạ dày… Vì thế, tuyệt đối không sử dụng thuốc giảm đau dài ngày hay những sản phẩm không rõ nguồn gốc, không được nghiên cứu, kiểm chứng lâm sàng về tác dụng cho xương khớp.
Khuynh hướng phòng ngừa và hỗ trợ điều trị bệnh xương khớp hiện nay là sử dụng các hoạt chất sinh học thiên nhiên được tinh chiết với công nghệ cao, có công bố nghiên cứu khoa học và kiểm nghiệm lâm sàng khắt khe (như PEPTAN) để giúp giảm đau an toàn và thúc đẩy quá trình phục hồi sụn khớp và xương dưới sụn từ gốc.