THOÁT VỊ ĐĨA ĐỆM ĐỐT SỐNG CỔ

THOÁT VỊ ĐĨA ĐỆM ĐỐT SỐNG CỔ
Ngày đăng: 03/08/2022 10:12 AM

    Thoát vị đĩa đệm đốt sống cổ là bệnh lý về xương – khớp với các biểu hiện đặc trưng tại vùng cổ, vai gáy và chi trên. Thời gian đây tình trạng thoát vị đĩa đệm cổ trở thành một trong những vấn đề sức khỏe phổ biến, tuy nhiên nhiều người lại chưa hiểu rõ về bệnh, điều trị chậm trễ dẫn tới những biến chứng nặng nề.

    Thoát vị đĩa đệm đốt sống cổ là gì?

    Về giải phẫu cột sống cấu tạo từ các đốt sống, giữa các đốt sống là đĩa đệm. Đĩa đệm giúp cho cơ thể linh hoạt hơn cũng như giảm chấn động, xóc khi cơ thể chịu lực.

    Thoát vị đĩa đệm cột sống cổ là tình trạng tổn thương đĩa đệm tại các đốt sống cổ, xảy ra khi khối chất nhầy thoát ra khỏi bao xơ gây chèn ép lên rễ dây thần kinh hoặc tủy. Có thể gây đau lan tỏa dọc theo đường đi dọc dây thần kinh đến cánh tay, bàn tay, ngón tay.

    THOAT VI DIA ĐEM DOT SONG CO

    Thoát vị đĩa đệm đốt sống cổ

    (ảnh minh họa 1).

    Nguyên nhân dẫn đến thoát vị đĩa đệm đốt sống cổ:

    Do quá trình lõa hóa tự nhiên.

    Người có chấn thương cổ có tổn thương đến cột sống.

    Người làm công việc mang vác nặng thường xuyên.

    Người ngồi văn phòng, ngồi máy tính nhiều, ít vận động, lười tập thể dục.

    Người ăn uống thiếu dinh dưỡng, hút thuốc lá.

    Dấu hiệu nhận biết lâm sàng:

    Các dấu hiệu thoát vị đĩa đệm cột sống cổ thường không rõ ràng đôi khi dễ nhầm lẫn với các cơn đau nhức thông thường như thay đổi thời tiết...

    Đau mỏi vai gáy: cơn đau đầu xuất hiện không rõ ràng, mức độ nhẹ sẽ tăng dần nếu không điều trị kịp thời, cơn đau có thể lan xuống hai cánh tay, vùng đầu và hai mắt.

    Hạn chế vận động: người bệnh bị cứng cổ, gặp khó khăn trong việc cử động vùng cổ (khó cúi đầu hoặc xoay đầu qua hai bên) gặp nhiều vào buổi sáng. Tình trạng này có thể ảnh hưởng đến khả năng di chuyển gây căng cứng cơ bắp.

    Ngoài ra người bị thoát vị đĩa đệm còn gặp một số triệu chứng như căng tức lồng ngực, mệt mỏi, dáng đi xiêu vẹo, tay mất sức lực...

    Các dấu hiệu tăng dần theo các mức độ như sau:

    Mức độ 1: biểu hiện nhẹ chưa rõ ràng, khớp cổ cứng, mỏi, khó di chuyển, đau nhói mỗi khi cúi xuống là triệu chứng đặc trưng.

    Mức độ 2: cơn đau xuất hiện nhiều hơn, người bệnh gặp khó khăn trong cử động ở cổ và vai gáy.

    Mức độ 3: mức độ này người bệnh đau nhức nhiều thường xuyên hơn, có khuynh hướng lan rộng xuống bả vai. Có biểu hiện rõ ràng hơn với các triệu chứng hoa mắt, chóng mặt, giảm tập trung khi hoạt động...

    Mức độ 4: còn gọi là cấp độ mãn tính, các triệu chứng kéo dài dai dẳng với tần suất nhiều hơn. Khả năng vận động bị hạn chế rõ ràng, có thể bị ảnh hưởng đến cột sống.

    Chẩn đoán bệnh thoát vị đĩa đệm bằng phương pháp cận lâm sàng:

    Chụp X-quang: là phương pháp chụp chiếu thông thường giúp chẩn đoán bệnh về xương-khớp.

    Chụp MRI: là phương pháp chẩn đoán cho kết quả chính xác và củ thể nhất về bệnh lý cơ-xương-khớp

    Biến chứng của thoát vị đĩa đệm đốt sống cổ:

    THOAT VI DIA DEM COT SONG CO

    Thoát vị đĩa đệm đốt sống cổ

    (ảnh minh họa 2).

    Để ngăn ngừa các biến chứng nguy hiểm của thoát vị đĩa đệm cổ, người bệnh nên chủ động đi khám và điều trị càng sớm càng tốt.

    Các phương pháp điều trị thoát vị đĩa đệm cổ phổ biến:

    1.Điều trị bằng thuốc:

    Phuong phap dieu tri thoat vi dia dem co

    Phương pháp điều trị thoát đĩa đệm đốt sống cổ

    (ảnh minh họa 3).

    Một số người sẽ sử dụng thuốc tây y để điều trị, trên thực tế không loại thuốc tây y nào đặc trị bệnh thoát vị đĩa đệm cổ. Phác đồ điều trị bao gồm các nhám nhóm thuốc giảm đau, kháng viêm giúp cải thiện triệu chứng, thuốc uống theo toa của bác sĩ.

    Thuốc giảm đau : Paracetamol, Ibuprofen,...

    Thuốc kháng viêm: Diclofenac, Meloxicam,... dùng chung với giảm đau để nâng cao hiệu quả. 

    2.Can thiệp phẫu thuật:

    THOAT VI DIA DEM DOT SONG CO

    Phương pháp điều trị thoát đĩa đệm đốt sống cổ

    (ảnh minh họa 4).

    Trong một số trường hợp không đáp ứng điều trị hoặc cơn đau diễn tiến nghiêm trọng bác sĩ có theerchir định can thiệp phẫu thuật. Tuy nhiên phẫu thuật xương-khớp luôn tiềm ẩn nhiều nguy cơ nguy hiểm nên người bệnh cần cân nhắc kỹ lưỡng.

    3. Điều trị bằng Vật Lý Trị Liệu và Y học cổ truyền:

    Theo khuynh hướng bảo tồn, không dùng thuốc, không xâm lấn.

    Tại Phòng khám VLTL-YHCT  Tân Phú Therapy đang hỗ trợ điều trị các triệu chứng giúp giảm đau, giảm tê bì, nhức mỏi do thoát vị đĩa đệm cột sống cổ gây ra. Đồng thời hướng dẫn các bài tập mạnh các nhóm cơ lõi vùng cột sống cổ để phòng ngừa tái phát, giúp bệnh nhân "sống chung hòa bình" với bệnh lý thoát vị đã đệm cổ.

    Tập Vật Lý Trị Liệu:

    TAP VAT LY TRI LIEU TAI TAN PHU

    Phương pháp điều trị thoát đĩa đệm đốt sống cổ

    (ảnh minh họa 5)

    Hồng ngoại, siêu âm, điện xung, nén ép tay (giảm đau, giảm tê).

    Kỹ thuật trượt khớp(tăng tầm độ gâp-xoay-nghiêng cột sống cổ).

    Kéo giãn cột sống cổ bằng máy (giảm áp lực trên cột sống và đĩa đệm, tăng cường nuôi dưỡng đĩa đệm và cột sống).

    DIEU TRI THOAT VI DIA DEM DOT SONG CO

    Phương pháp điều trị thoát đĩa đệm đốt sống cổ

    (ảnh minh họa 6).

    Y học cổ truyền

    Theo đông y bệnh thoát vị đĩa đệm là do chính khí không đầy đủ, các tà khí như phong hàn, thấp nhiệt xâm phạm cơ thể, ẩn nấp vào gân cơ, khớp xương, kinh lạc làm sự vận hành khí huyết bị tắc nghẽn gây nên đau nhức, tê bì. Gốc bệnh là do hai tạng can và thận hư yếu hoặc bệnh lâu ngày làm khí huyết giảm sút dẫn đến can thận bị hư tổn, Thận yếu không chủ được cốt tủy, can huyết hư không nuôi dưỡng được gân làm xương khớp, đĩa đệm bị thoái hóa mất nước, bao xơ dây chằng lỏng lẻo không chắc chắn rất dễ bị thoát vị.

    Các phương pháp đông y chưa thoát vị đãi đệm rất da dạng:

    Châm cứu - cứu ngải: giúp bổ can – thận

    DIEU TRI THOAT VI DIA DEM BANG PHUONG PHAP CHAM CUU

    Phương pháp điều trị thoát đĩa đệm đốt sống cổ

    (ảnh minh họa 7).

    Di động mô mềm (giảm đau, giảm co thắt cơ).

    Châm cứu, bấm huyệt : Sau khi xác định các huyệt vị (Thận du, đại trường du, nhóm huyệt giáp tích, hoàng khiêu, ủy trung, dương lăng tuyền,...) sử dụng kim châm hoặc dùng tay để châm,tác dộng vào các huyệt vị, đem lại tác dụng đả thông kinh mạch, lưu thông khí huyết, tăng cường trao đổi chất, đồng thời sử dụng thuốc ngải (bào chế từ cây ngải cứu) đặt lên các huyệt vị và châm lửa đốt ngải, thuốc sẽ thẩm thấu vào vị trí tổn thương, đem lại hiệu quả điều trị.

    Phương pháp phòng ngừa thoát vị đĩa đệm cổ:

    Bản thân nên chủ động trong việc phòng chống bệnh, để ngăn ngừa bệnh mỗi người cần rèn luyện một lối sống lành mạnh như:

    Tập thể dục mỗi ngày với cường độ vừa phải.

    Duy trì cân nặng lý tưởng.

    Chú ý tư thế ngồi và khi vận động.

    Chế độ ăn uống khoa học đầy đủ dưỡng chất.

    Hạn chế sử dụng rượu bia và không sử dụng thuốc lá.

    Kiểm tra sức khỏe định kỳ để sớm phát hiện bệnh ở giai đoạn sớm nhẹ.

    Lời tri ân từ phòng khám: Phòng khám VLTL-YHCT  Tân Phú Therapy
    Chân thành cảm ơn quý bệnh nhân đã luôn tin tưởng điều trị ở phòng khám Vật lý trị liệu - Y học cổ truyền Tân phú Theraphy. Hãy liên hệ đến chúng tôi bất kì khi nào mình cần tư vấn thông tin về các bệnh lý liên quan đến xương khớp và dây thần kinh.

    Mọi chi tiết xin liên hệ:

    Phòng Khám Tân Phú Therapy

    Địa Chỉ:

    Cơ sở 1 : 642 Lũy Bán Bích, P Tân Thành, Q Tân Phú, TP.HCM  (ĐT :028 62712 642) 

    Cơ sở 2 : 122 Vành Đai Trong, P.Trị Đông B, Q. Bình Tân, Tp.HCM (ĐT: 028 62715 122)

    Cơ sở 3 : 127A Trần Thái Tông, Phường 15, Q. Tân Bình, Tp.HCM ( ĐT: 028 22422 030)

    Đặt lịch hẹn hoặc phản ánh dịch vụ:0973102414 - 0878642642 

    Fanpage:

    Phòng khám Tân Phú Therapy

    Vật Lý Trị Liệu Bình Tân (Tân Phú Therapy Cs2)

    Vật Lý Trị Liệu- Phục Hồi Chức Năng (CS3)

    Email: Phongkhamtanphutherapy@gmail.com

    Website: https://tanphutherapy.com

    Chia sẻ:
    Bài viết khác:
    Tri Ân
    Zalo
    Hotline